Bài vị giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Nó được coi là phương tiện, là nơi các linh hồn của tổ tiên về ngự mỗi khi lễ lạt, cúng bái. Vậy bài vị là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống. Đây là những câu hỏi được rất nhiều gia chủ quan tâm hiện nay. Các bạn hãy cùng phongthuytuvan.com theo dõi nội dung chi tiết dưới đây nhé!
Khái niệm bài vị
Bài vị còn có tên gọi khác là long vị một trong những vật phẩm đồ thờ cúng mang ý nghĩa vô cùng linh thiêng, dùng để đề tên người đã khuất (tương đồng như di ảnh thờ) trên bàn thờ gia tiên.
Nó có hình dáng chủ đạo là khối gỗ hình chữ nhật, có khung bao bên ngoài kiểu dáng đa dạng tùy thuộc vào thiết kế mong muốn của gia chủ. Trên tấm thẻ ghi họ tên chức tước, 2 bên ghi ngày tháng năm sinh, tử của người được thờ, gọi là thần chủ. Ngày nay, nhiều gia đình đặt bài vị thờ trong cỗ khám hoặc cỗ ngai.

Bài vị được sắp xếp ngăn nắp ngay ngăn và tuân theo những nguyên tắc nhất định . Do vậy các gia chủ cần tìm hiểu kĩ trước khi sắp xếp bàn thờ.
Các loại bài vị
Gồm 2 loại chính:
Bài vị thờ gia tiên
Bàn vị thờ gia tiên là vật thờ cần thiết trong những gia đình có con trưởng hoặc phòng thờ dòng họ, từ đường. Nó được sử dụng để ghi chép tên, năm sinh, và năm mất của những người đã khuất trong gia đình.
Bài vị Cửu huyền thất tổ
Bài vị Cửu huyền thất tổ là cách thể hiện lòng kính trọng đối với 9 đời tổ tiên trong thế hệ của gia đình. Việc thờ phụng tổ tiên này là biểu tượng cho lòng biết ơn và tôn trọng đối với những bậc tiền nhân đã đóng góp trong việc sinh dưỡng, dạy dỗ, và truyền đạt giáo lý, tạo nên nền tảng đạo lý cho thế hệ sau.

Ý nghĩa trên bàn thờ gia tiên
Theo truyền thống văn hóa phương Đông, bàn thờ được coi là nơi linh thiêng nhất trong ngôi nhà, đại diện cho “chốn về ngự” của gia tiên và thần linh. Người Việt tin rằng “trần sao âm vậy”, tức là để có cuộc sống an lành, may mắn, bàn thờ gia tiên phải đầy đủ và tương tất. Điều này được coi là cách để nhận sự bảo hộ của các vị thần linh đối với gia đình và dòng họ.
Bài vị trên bàn thờ được xem như là linh hồn của người đã khuất, đồng thời là biểu tượng của tâm linh và tình cảm thương nhớ, hoài niệm mà con cháu dành cho ông bà và tổ tiên của mình.
Những nguyên tắc cơ bản khi lập bài vị
Chất liệu
Bài vị giống như các vật phẩm linh thiêng khác như bát hương và bàn thờ. Nó đóng vai trò quan trọng trong gia đình và thường được chọn lựa từ nhiều chất liệu khác nhau.
Trong quá khứ, đồng nguyên khối thường được sử dụng để đảm bảo độ bền và vẻ đẹp theo thời gian. Tuy nhiên, ngày nay, những sản phẩm bằng đồng đã được thay thế bằng gỗ, giấy chất liệu cao cấp và được trang trí nhiều hoa văn khá đẹp mắt và tinh tế. Thông thường bàn thờ treo tường hay bàn thờ đứng được làm từ chất liệu gỗ thì bài vị cũng được làm theo đồng bộ để tạo nên sự hài hòa về mặt thẩm mỹ phòng thờ cho gia đình cho dòng họ.

Nó thường được điều chỉnh để phù hợp với chất liệu và trang trí của bàn thờ hoặc khám thờ, tạo nên sự hài hòa thẩm mỹ trong không gian thờ cúng gia đình.
Kích thước
Khi đi chọn mua hay đặt đóng bài vị cần cân nhắc kích cỡ sao cho phù hợp với bàn thờ gia đình, để nhìn sao cho cân đối đẹp mắt.
Kích thước trong lòng:
- Trong lòng để viết chữ rộng từ 3cm – 4cm.
- Chiều dài lòng cao từ 13cm – 21cm.
Kích thước tổng thể:
- Cao 38cm X Rộng 17cm;
- Cao 41cm X Rộng 18cm;
- Cao 61cm X Rộng 21cm.
Nội dung và cách viết
Nội dung thường được viết bằng chữ Hán Nôm, sắp xếp chiều dọc từ trên xuống và từ trái sang phải. Hàng chính giữa mô tả vai trò của người được làm bài vị, như cha là Hiển Khảo, ông nội là Tổ Khảo, bà cố là Tằng Tổ, ông sơ là Cao Tổ Khảo. Tiếp theo là tước vị, họ tên bao gồm tên húy, tên chính, tên tự, tên hiệu, tên thụy (nếu có). Nếu là bài vị của bà hoặc mẹ, sẽ ghi theo tước vị của ông, cha. Phần sau đó là ghi họ của ông + nguyên phối (hoặc thứ nhất, kế thất, trắc thất,…) phu nhơn.
Hàng bên trái (tính từ trong ra ngoài) ghi ngày tháng năm sinh của người quá cố, trong khi hàng bên phải ghi ngày tháng năm mất. Cuối cùng, 3 chữ “Chi Linh Vị” (hoặc “Thần Chủ” hoặc “Linh Vị”) đóng vai trò là kết luận.
Lưu ý rằng chỉ được lưu giữ trong 5 đời (ngũ đại mai thần chủ), sau đó cần phải thiên di vào nhà thờ tộc họ hoặc đốt.
Chữ viết
Số chữ viết phải chia hết cho 4 hoặc chia 4 dư 3 (không được dư 1 hoặc 2), theo cách đếm tuần tự 4 chữ: Quỷ – Khốc – Linh – Thính. Nếu người mất là nam thì chữ Linh (dư 3), là nữ thì chữ Thính (chia hết).
Vai vế
Vai vế của những người được thờ cúng trong dòng họ, gia đình phải được làm mới liên tục khi có một đời khác thay thế làm người chủ cúng.
Ví dụ:
Nếu Nguyễn là người chủ cúng, gia đình thờ cúng bao gồm cha mẹ, ông bà nội, ông bà cố, ông bà sơ, và bài vị được lưu giữ 4 đời. Tuy nhiên, khi Nguyễn mất và con trai Văn trở thành người chủ cúng, Văn cần phải lập mới bài vị cho cha mẹ và mở rộng bài vị cho ông bà nội, ông bà cố, ông bà sơ. Do đó, không nên ghi vai vế trong bài vị mới để có thể duy trì lưu giữ đến 4 đời, với người chủ cúng sẽ tự biết vai vế của từng bài vị.
Một vài lưu ý khi đặt bài vị lên bàn thờ
- Có thể đặt ở nhiều vị trí khác nhau như đặt riêng, trong ngai thờ, hay trong khám. Vị trí lý tưởng nhất là trước nhà hoặc tiền đường, và nếu ở nhà tầng thì nên đặt ở vị trí cao nhất.
- Quan trọng nhất là không nên đặt gần gian bếp hoặc nhà vệ sinh. Nếu nó đối diện trực tiếp với lối đi, có thể mang lại tai ương và ngăn chặn tài lộc, may mắn.
- Nên tránh đặt đối diện với các bề mặt có khả năng phản chiếu như gương hay hồ cá. Đồng thời, không nên đặt dưới thanh xà ngang trên nóc nhà để tránh tạo ra sự nặng nề, bí bách.
- Dưới chân bài vị, tránh đặt các thiết bị như tivi, máy tính, loa,… để giữ cho không gian trở nên trong sáng và thanh thoát.
Tóm tắt
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Bài vị là gì? cũng như 5 nguyên tắc lập bài vị thờ cúng mà gia chủ nhất định phải ghi nhớ. Chúc cho gia chủ cùng gia đình luôn gặp được nhiều may mắn, tài lộc, bình an. Xin chào và hẹn gặp lại trong các chủ đề thú vị tiếp theo nhé!